Nội Dung Chính
Là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ và tâm trạng của người dùng thì việc nắm vững quy tắc phối màu nội thất sao cho hợp lý là rất quan trọng.
Trong thiết kế nội thất thì màu sắc là một yếu tố rất quan trọng, muốn có một không gian đẹp, hài hòa và dễ chịu thì đòi hỏi bạn cần phải biết cách chọn lựa màu sắc phù. Tuy nhiên thì việc phối màu sắc cho nội thất không phải là một hạng mục dễ dàng. Vì có rất nhiều sắc thái màu sắc khác nhau và chúng cần được phối hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định để đảm bảo sự hài hòa và cân đối. Theo đó thì dưới đây là một số quy tắc phối màu nội thất mà bạn có thể tham khảo.
Đây được biết đến là một quy tắc rất phổ biến trong thiết kế không gian nội thất hiện nay. Theo đó thì với thiết lập này thì trong không gian của bạn sẽ sử dụng 03 bảng màu cùng tỷ lệ phần trăm sự xuất hiện của mỗi màu trong không gian. Vì vậy dù gu thẩm mỹ của bạn là gì hay bạn muốn căn phòng của mình như thế nào thì bạn đều có thể sử dụng quy tắc này để đảm bảo sự cân bằng của bảng màu trong không gian.
Và theo quy tắc phối màu nội thất 60:30:10 thì đầu tiên bạn cần phải chọn được một gam màu chủ đạo và gam màu này sẽ chiếm khoảng 60% không gian nội thất. Và thông thường thì màu chủ đạo thường là những gam màu trung tính hay gam màu chìm để giúp cho việc xuất hiện quá nhiều trong không gian sẽ không khiến người dùng cảm thấy khó chịu và ngột ngạt. Tiếp đó 30% tiếp theo chính là gam màu thứ cấp và gam màu này thường sẽ đậm hơn một chút để tạo sự hài hòa và sinh động cho không gian. Còn 10% còn lại là gam màu đậm nổi bật giúp tạo điểm nhấn ấn tượng cho không gian thêm phần thu hút.
Trong bảng màu thì các sắc thái nổi bật và rực rỡ như đỏ, cam, vàng, tím,… thường được coi là gam màu ấm. Còn các gam màu trung tính như: xám, ghi, nâu,… là thuộc bảng màu hỗn hợp. Và trong lựa chọn phối màu cho không gian sống thì việc lựa chọn gam màu ấm hay gam màu lạnh đều sẽ làm ảnh hưởng đến năng lượng trong không gian.
Những tone màu ấm sẽ giúp mang đến cho không gian cảm giác vui tươi, lạc quan và chào đón. Theo đó thì việc lựa chọn gam màu này cho các không gian sinh hoạt chung chung như phòng khách hay phòng bếp chính là một ý tưởng thú vị. Còn với những gam màu chìm với sắc thái mát mẻ thì bạn có thể suy nghĩ về việc sử dụng chúng trong không gian phòng ngủ – nơi năng lượng làm dịu được đánh giá cao.
Đây được xem là quy tắc phối màu nội thất được các kiến trúc sư đánh giá là đơn giản nhất trong thiết kế bởi bảng màu này thường chỉ liên quan đến hai sắc thái. Ngoài ra thì bảng màu này còn được gọi là phối màu tương phản sử dụng hai sắc thái đối diện nhau để tạo nên cho không gian một nguồn năng lượng mạnh mẽ như: xanh dương – cam, vàng – tím hay đỏ – xanh lá cây. Tuy nhiên thì các chuyên gia khuyên rằng cách phối màu cho không gian nội thất này sẽ được sử dụng tối nhất với mật độ nhỏ. Và việc sử dụng chúng như một gam màu nhấn và sử dụng nhiều màu trung tính để cân bằng sẽ được đánh giá cao hơn để tạo sự dễ chịu cho không gian.
Bảng màu này chính là giải pháp hoàn hảo trong trường hợp bạn gặp khó khăn trong việc điều hướng màu sắc không gian. Theo đó thì với quy tắc này thì bạn chỉ cần lựa chọn một gam màu trung tâm sau đó tiến hành lựa chọn các gam màu tương tự với nó ở hai bên. Và với mức độ bảng màu và tỷ lệ phù hợp sẽ rất hữu ích để đảm bảo được cảm giác cân bằng cho không gian. Bên cạnh đó thì bạn cũng có thể sử dụng kết hợp với quy tắc 60:30:10 để giữ cho mức tỷ lệ luôn nằm trong tầm kiểm soát.
Ngoài ra việc sử dụng các sắc thái màu khác nhau của một gam màu cũng là một ý tưởng thú vị để tạo sự đa dạng thị giác. Ngoài ra nếu bạn không thích những gam màu rực rỡ thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện bảng màu tương tự với các gam màu trung tính và còn được gọi là bảng màu đơn sắc.
Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ với mọi người 04 quy tắc phối màu nội thất phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo. Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho mọi người trong việc mang đến cho bản thân và gia đình một không gian sống hoàn hảo nhất.
Xem thêm: Tham khảo cách phối màu cho nội thất chung cư ấn tượng