Nội Dung Chính
“Minh Đường trong phong thủy có nghĩa là gì và có ảnh hưởng như thế nào?” hiện đang là thắc mắc của nhiều gia chủ trong thiết kế và xây dựng nhà ở hiện nay.
Theo quan niệm của ông cha ta thì phong thủy là một yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu trong xây dựng nhà ở với ý nghĩa mang đến nhiều may mắn và tốt lành cho gia đình. Và theo các chuyên gia thì để đảm bảo phong thủy trong xây dựng nhà ở thì bên cạnh các yếu tố sơn thủy thì Minh Đường cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Tuy nhiên trên thực tế thì thuật ngữ Minh Đường này còn khá xa lạ với nhiều gia chủ khiến nhiều người gặp không ít khó khăn. Vậy Minh Đường trong phong thủy có nghĩa là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Từ thời thượng cổ thì Minh Đường chính là nơi thiên tử coi việc triều chính cũng như là nơi trăm quan chầu vua. Còn hiện nay thì Minh Đường trong phong thủy chính là chỗ đất trước huyệt, các núi tụ quanh và các mạch đổ về; là nơi tụ hợp của sinh khí. Theo đó thì Minh Đường phải sạch sẽ, thoáng đãng và tàng phong tụ khí. Và theo các chuyên gia thì khi xem đất thì trước tiên phải xem Minh Đường sau đó thì điểm huyệt để mang mục đích đón cát và tránh hung.
Minh Đường thường rất coi trọng yếu tố tàng phong tụ khí. Theo đó thì nước chảy phải uốn lượn mới tốt, còn nếu không uốn lượn thì bắt buộc phải có Thủy khẩu.
Ngoài ra thì Minh Đường còn có mối quan hệ mật thiết đối với hình thế núi xung quanh. Theo đó thì mạch núi từ xa đến thì Minh Đường rộng, còn mạch núi ở gần thì Minh Đường sẽ hẹp. Tuy nhiên thì điều này đòi hỏi cần phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp vì nếu Minh Đường quá rộng thì dễ tiêu tán sinh khí còn nếu Minh Đường quá hẹp thì không giữ được phúc lộc bền lâu.
Minh Đường trong phong thủy có thể phân thành 03 loại là tiểu Minh Đường, nội Minh Đường (trung Minh Đường) và ngoại Minh Đường (đại Minh Đường). Trong đó thì ngoại Minh Đường là chỉ phía trước Long Huyệt, ngoài án sơn và là nơi tụ Thủy. Còn nội Minh Đường là để chỉ khu đất bằng phẳng có thể là Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ ôm ấp phía trước Long Huyệt. Và tại mảnh đất hơi thấp quanh huyệt vị thì khi mưa nước từ trên chảy xuống rồi rẽ sang hai bên và cuối cùng tụ ở chính giữa bên dưới huyệt vị chính là tiểu Minh Đường. Chính vì vậy nên những mảnh đất phú quý thì đều hội tụ cả trung Minh Đường và đại Minh Đường.
Theo quan niệm của ông bà ta từ xưa để lại trong xây nhà thì hướng Nam chính là sự lựa chọn tốt nhất. Vì theo phong thủy thì Đông – Thanh Long, Tây – Bạch Hổ, Bắc – Huyền Vũ và Nam – Chu Tước. Trong đó thì nếu hai bên Đông – Tây là Thanh Long và Bạch Hổ thì phía Nam chính là Minh Đường. Vì vậy nên khi thiết kế nhà ở thì cần phải để đất trống ở hướng Nam để tạo Minh Đường giúp thu hút thêm nhiều may mắn và tài lộc cho gia đình. Theo đó thì một tế đất đất không có Minh Đường hay Minh Đường nhỏ hẹp không có nước tụ thì thường không có tài lộc hay không giữ được tài lộc.
Ngoài ra thì theo quan niệm Minh Đường trong phong thủy thì nếu Minh Đường chứa nước là một yếu tố rất quan trọng đối với âm phần (mồ mả) còn trong xây dựng nhà cửa thì không. Vì vậy không nên thiết kế ao hồ ở Minh Đường (phía Nam – hỏa vượng) để tránh Thủy Hỏa triệt tiêu. Bên cạnh đó thì bạn có thể trồng hoa tại Minh Đường rất tốt nhưng không nên trồng quá nhiều cây ở khu vực này để tránh cản trở khí lưu thông. Và cũng không nên trồng các loại hoa có gai nhọn để tránh tạo thành sát khí.
Như vậy, bài viết trên đây đã cùng mọi người tìm hiểu về Minh Đường trong phong thủy khi thiết kế và xây dựng nhà cửa hiện nay. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho mọi người trong việc đảm bảo yếu tố phong thủy phù hợp cho ngôi nhà của mình.