Nội Dung Chính
Thiết kế phòng bếp nhà ống theo phong thủy dưới đây không chỉ giúp đảm bảo sự tiện nghi, thoải mái mà còn mang đến cho gia đình nhiều may mắn và tài lộc.
Được ví như đại bản doanh của các chị em nội trợ thì một không gian bếp chính là mong ước của bất kỳ chị em nào để thỏa sức thể hiện sự săn sóc gia đình và tạo nên những yêu dịu ngọt. Và theo quan niệm phong thủy thì phòng bếp có vai trò rất quan trọng, quyết định đến tài lộc và sự thịnh vượng của gia đình. Theo đó thì việc thiết kế nội thất cho không gian phòng bếp luôn là vấn đề rất được các gia chủ quan tâm và chú trọng.
Tuy nhiên đối với những không gian nhà ống hạn chế thì để bố trí được một không gian nấu nướng đẹp, tiện nghi, khoa học và hài hòa về phong thủy là vấn đề khiến không ít gia chủ đau đầu. Vì vậy những gợi ý trong thiết kế phòng bếp nhà ống theo phong thủy dưới đây chính là lời khuyên hữu ích dành cho bạn.
Không gian nhà ống với đặc trưng rộng sâu, hẹp ngang và thiếu sáng chính là một trong những hạn chế lớn nhất để xác định thiết kế không gian nơi đây sao cho phù hợp nhất. Theo đó thì tùy thuộc vào diện tích sàn cũng như là công năng chung của ngôi nhà mà ta có thể xác định vị trí đặt bếp sao cho phù hợp nhất.
Và thông thường trong thiết kế nhà ống thì các gia chủ thường thích đặt bếp ở gần cầu thang ở trung cung và tận dụng nơi đây để ngăn cách với phòng khách của gia đình. Điều này không chỉ phù hợp với phong thủy mà còn giúp cho việc di chuyển thuận tiện hơn và không làm ảnh hưởng đến không gian phòng khách. Và diện tích của không gian nơi đây sẽ nằm trong khoảng từ 15 – 20m2 tùy thuộc vào kích thước không gian cũng như là chiều sâu của ngôi nhà.
Bên cạnh việc xác định được vị trí đặt bếp phù hợp thì để mang đến một không gian bếp đẹp, phù hơp với phong thủy thì trong thiết kế phòng bếp nhà ống theo phong thủy đòi hỏi bạn cần phải biết cách sắp xếp và bài trí đồ dùng trong không gian sao cho phù hợp nhất.
Trong thiết kế phòng bếp nhà ống thì các chuyên gia cho rằng hướng bếp tốt nhất là hướng Đông Nam, hướng Đông và góc hướng Nam. Tuy nhiên thì trong bố trí phòng bếp cần tránh đặt gần nhà vệ sinh và phòng ngủ vì sẽ tọa nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gia đình. Ngoài ra thì bạn cũng tránh để hướng bếp cùng hướng với hướng nhà vì đây là điều tối kỵ trong phong thủy.
Theo quan niệm phong thủy thì bếp nấu thuộc hành Hỏa nên khi bố trí thì cần tránh đặt gần bồn rửa thuộc hành Thủy để tránh các yếu tố đối lập gây bất lợi trong phong thủy. Theo đó thì trong thiết kế tủ bếp thì bạn có thể bố trí bếp, bồn rửa, tủ lạnh tạo thành hình tam giác hoặc là có thể bố trí theo đường thẳng nhưng bếp không được đặt giữa và khoảng cách giữa bếp và bồn rửa cần cách nhau ít nhất là 60cm. Ngoài ra thì trong bố trí bếp thì bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
– Không đặt bếp bên cạnh cửa sổ, tường hướng Tây hay bức tường phía sau bếp chung với phòng ngủ hoặc nhà vệ sinh.
– Bếp nên đặt tại nơi kín gió, phía sau bếp không được có khoảng trống cũng tránh đặt cửa sổ ở phía sau bếp.
– Tránh để xà ngang đè lên trên bếp cũng như là để các góc nhọn chiếu vào bếp,…
Trong thiết kế phòng bếp nhà ống theo phong thủy thì bạn nên tránh đặt cửa phòng bếp thẳng hàng với cửa chính của ngôi nhà vì sẽ gây hao tổn tiền của và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gia đình. Ngoài ra thì cửa phòng bếp cũng không nên ở cùng một bên với cửa phòng ngủ và cũng không đối diện với cửa trước và cửa sổ để tránh cho luồng khí trong không gian chuyển động quá nhanh. Đồng thời không nên sử dụng kính trong suốt để làm cửa bếp.
Màu sắc cũng là một yếu tố rất quan trong phong thủy vì chúng không chỉ tác động đến tính thẩm mỹ mà còn giúp bổ sung năng lượng cho không gian. Theo đó thì trong lựa chọn màu sơn tường thì bạn có thể lựa chọn sao cho hài hòa với không gian và hợp với niên mệnh của gia chủ theo thuyết ngũ hành. Tuy nhiên thì phòng bếp thuộc hành Hỏa nên trong thiết kế bạn nên hạn chế những gam màu xanh dương, xanh coban,… thuộc hành Thủy để tránh tạo sự xung khắc. Đồng thời cũng nên tránh lựa chọn những gam màu nóng vì sẽ khiến không gian trở nên nóng bức hơn khiến người dùng cảm thấy bực bội và dễ cáu gắt.
Ngoài ra thì bạn có thể lựa chọn gam màu gỗ để giúp tăng cường sức mạnh cho gian bếp để trấn giữ và bảo vệ ngôi nhà. Và những gam màu vàng hay nâu đất cũng chính là gợi ý hoàn hảo để phù hợp để thể hiện sự ổn định cũng như là giúp không gian thêm ấm cúng và sung túc hơn.
Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ với mọi người một số gợi ý trong thiết kế phòng bếp nhà ống theo phong thủy phù hợp nhất. Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho mọi người trong việc lên ý tưởng thiết kế hoàn hảo nhất cho không gian lửa ấm của gia đình.
Xem thêm: 06 nguyên tắc phong thủy phòng bếp cần biết trong thiết kế