Nội Dung Chính
Cây xoan chắc chắn là loại cây rất quen thuộc bởi chúng thường được trồng rất phổ biến ở các vùng nông thôn, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loại cây này.
Trong mỗi chúng ta thì chắc hẳn ai cũng rất quen thuộc với cây xoan bởi đây chính là một loại cây được trồng rất phổ biến tại nông thôn. Nhưng trong số đó không phải ai cũng hiểu rõ về loại cây này. Nhiều người thường chỉ nghĩ rằng đây là một loại cây tạo bóng mát và có thể lấy gỗ như nhiều loại cây trồng khác ở thôn quê mà không biết rằng loại cây này có rất nhiều điểm độc đáo cũng như là tác dụng khác nhau. Vì vậy trong nội dung bài viết này, Xưởng Nội Thất Hoàng Gia sẽ chia sẻ với mọi người chi tiết về đặc điểm và tác dụng của loại cây này.
Cây xoan có tến gọi theo tiếng Hán sẽ gọi là luyện, khổ luyện hay người miền Trung thường gọi loại cây này là cây thầu đâu. Trên thực tế nếu xét về tên gọi thì loại cây này có rất nhiều cách gọi khác nhau cả trong tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Cụ thể là chúng ta thường gọi chúng là xoan ta để nhằm phân biệt với những loại xoan Ấn hay xoan nhà để tránh nhầm lẫn với xoan ruenefg. Còn trong tiếng Anh thì chúng được gọi là với những cái tên như: White Cedar, Chinaberry, Bead Tree, Persian Lilac,…
Thực tế đây là một giống cây thân gỗ lá rụng thuộc họ Xoan. Trên thực tế cây xoan có nguồn gốc tại Ấn Độ, Úc cùng khu vực phía Nam Trung Quốc nhưng cũng đang được trồng rộng rãi ở nhiều nơi. Tại Việt Nam thì loại cây này đang được trồng nhiều để lấy gỗ kinh tế hay để trồng rừng, phủ xanh đồi trọc chống lũ quét tại những tỉnh như: Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Thuận, Tây Nguyên,…
Dễ dàng nhận thấy được rằng những cây xoan đều có thể gỗ cao, thẳng đứng lên trên với chiều cao từ 7 – 12m và thậm chí là những cây ở Bắc Úc có thể cao tới 40m. Loại cây này thường có vỏ cây xù xì mang màu nâu hay đôi khi là màu trắng và dễ nhận thấy được những vết nứt chạy dọc từ trên lên trên. Cành xoan được chia thành những nhánh nhỏ để tạo nên một tán rộng nhưng cành cây giòn và khá mềm nên dễ bị gãy.
Loại cây này có lá mọc so le vơi cuống lá thường có chiều dài tầm 15cm. Lá có 2 mặt nhẵn với mà trên sẫm hơn màu bên dưới với mép ra đều có khía răng cưa. Hoa xoan nhỏ có 5 cánh màu màu trắng và mọc thành chùm vô cùng đem mặt cùng hương thơm nhẹ nhàng. Cây xoan thường sẽ nở hoa vào khoảng tháng 2, 3 âm lịch và sau đó sẽ kết thành các quả. Quả xoan mọc theo chùm với kích thước nhỏ hình oval. Loại quả này thuộc nhóm quả hạch khi non là màu xanh sau đó đậm dần lên và chín chuyển sang màu vàng, vàng nâu. Rẽ cây mang dạng phiến cuộn với màu nâu tím hoặc nâu tro.
Hầu hết mọi người chỉ biết rằng quả xoan không ăn được nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về độc tính của loại cây này. Trên thực tế hầu hết mọi bộ phận của cây xoan đều có độc và có nhiều nhất trong quả và lá xoan. Cụ thể là chất độc này bao gồm Tetranortriterpen cùng một số loại nhựa chưa thể xác định. Đây là một chất độc nguy hiểm khi chỉ cần 15g hạt xoan là đã có thể dễ dàng giết chế một lợn nặng 22kg.
Chất độc này cũng rất nguy hiểm cho con người, cụ thể là gây nên tình trạng ngộ độc nghiêm trọng. Người bị ngộ độc sẽ xuất hiện những triệu chứng như: nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, trong phân có máu, dạ dày tổn thương, mất vị giác, trụy tim, sung huyết phổi,… Hơn nữa nếu người bệnh không được điều trị sớm và kịp thời thì sẽ có nguy cơ tử vong cao trong vòng 24 giờ đồng hồ.
Dù là loại cây mang độc tính nhưng cây xoan không bị mọi người e ngại nhiều mà thay vào đó chúng đã được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện nay. Cụ thể là với mỗi bộ phận sẽ có những tác dụng riêng và được ứng dụng trong những lĩnh vực riêng như:
Loại cây này cho chất lượng gỗ khá tốt và loại gỗ này được xếp vào nhóm VI theo bảng phân loại gỗ ở nước ta hiện nay. Loại gỗ này có đặc điểm là thớ màu trắng, bề mặt mịn với hệ vân đẹp và sắc nét. Bên cạnh đó trong gỗ không có độc với hương thơm dễ chịu. Tuy chúng có khả năng chống va đập kém nhưng độ bền lại rất cao.
Cùng với những đặc điểm này nên hiện gỗ xoan đang được ứng dụng nhiều trong việc làm các đồ dùng nội thất như: tủ quần áo, giường ngủ, bàn ghế,… Đặc biệt là độ bền cao nên thường được sử dụng trong việc xây dựng những căn nhà gỗ truyền thống. Nhưng do gỗ xoan dễ bị mối mọt và cong vện nên trước khi thi công cần phải được ngâm bùn ao hoặc tẩm sấy kỹ lưỡng để hạn chế tình trạng này.
Lá cây không chỉ giúp tạo bóng mát mà còn có đặc điểm là mùi hắc và có hàm lượng độc tính khá coa. Vì vậy chúng thường được sử dụng để làm thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên hoặc là làm phân xanh để giúp bảo quản lương thực.
Hiện nay vỏ cây xoan thường được dùng rộng rãi trong chữa bệnh. Tuy nhiên cũng giống như lá xoan, các bài thuốc này chỉ dùng để bôi ngoài da hay rửa và không sử dụng cho người mang thai, phụ nữ đang cho con bú hay người bị tỳ vị yếu. Cụ thể như:
– Trị ngứa âm hộ: Lấy 30g vỏ cây xoan, 20g hạt tiêu, 25 lá khuynh diệp tươi, 30g lá đào tươi, 30g hoàng bá và 50g vỏ rễ lựu tươi rồi cho vào ấm đun sôi. Sau đó tiến hành lọc bã và cho băng phiến vào. Tiếp theo lấy dung dịch này đi xông hoặc rửa âm hộ.
– Trị viêm da, ngứa da, ghẻ lở: Lấy vỏ cây xoan, cây bông cò, nghệ vàng và gừng dã nhỏ lọc lấy nước. Tiếp theo lấy nước này trộn cùng thách cao sống, chánh tam tiền rồi đổ rượu trắng vào để sắc keo lại. Sau đó bôi vào những nốt ngứa, ghẻ 1 ngày 2 lần. Ngoài ra có thể lấy lá xoan kết hợp sả, lá cây bông cò và lá cây ngủ ngày rửa sạch đun nướng tắm để chữa viêm da, ghẻ lở.
– Trị đau lưng: Lấy những lá bánh tẻ mọc ở gốc đi xao vàng hoặc hơ lửa rồi bóp lên những chỗ đau lưng hiệu quả.
Hoa xoan rất xinh đẹp và có mùi thơm nên giúp tạo hiệu ứng cảnh quan rất tốt. Còn hạt xoan thì thường tròn và cứng nên thường được làm các chỗi tràng hạt hay các vật phẩm tương tự. Tuy nhiên trong thời buổi hiện nay với công nghệ nhựa plastic thịnh hành thì vật liệu này đã dần thay thế hạt xoan.
Trên đây chính là tổng hợp những thông tin chi tiết về đặc điểm, độc tính và tác dụng của cây xoan. Hy vọng thông qua những nội dung chia sẻ này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về những loại cây khác nhau trong cuộc sống.