Cùng với việc đi sâu vào so sánh gỗ MDF và MFC sẽ giúp bạn đưa ra sự lựa chọn tối ưu giúp đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng cho không gian nội thất của gia đình.
Để đáp ứng sự sôi động của thị trường thiết kế nội thất ngày nay thì ngành công nghiệp sản xuất và chế biến gỗ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên trước sự khai thác quá mức thì hiện số lượng gỗ tự nhiên ngày càng trở nên khan hiếm. Và điều này đã thúc đẩy giúp gỗ công nghiệp với các đặc tính nổi bật đang dần trở thành một vật liệu thay thế hoàn hảo.
Theo đó hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại gỗ công nghiệp đa dạng để bạn có thể tham khảo như gỗ: MDF, HDF, MFC,… nhưng trong đó thì gỗ MDF và MFC được ưa chuộng hơn cả. Vậy nên lựa chọn loại code gỗ nào là tốt hơn cả? Hãy cùng Nhà Bếp Hoàng Gia đi sâu vào so sánh gỗ MDF và MFC để đưa ra sự lựa chọn tối ưu nhất.
Có thể thấy được rằng đây đều là dòng gỗ công nghiệp có nguồn gốc tự nhiên và được sản xuất theo dây chuyền máy móc công nghệ tiên tiến và hiện đang rất được ưa chuộng trong thiết kế thi công nội thất. Và để có thể so sánh gỗ MDF và MFC một cách khách quan và thực tế nhất thì trước hết bạn cần phải đi sâu vào tìm hiểu các đặc tính của 02 loại gỗ này.
Gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard) là một loại gỗ được cấu thành từ các loại gỗ vụn, nhánh cây được nghiền thành sợi nhỏ và được trộn với các loại chất kết dính, keo chuyên dụng rồi được ép thành tấm với các độ dày khác nhau ở nhiệt độ cao.
Ưu điểm của gỗ MDF
– Màu sắc đẹp và đa dạng nên có thể sử dụng cho các đồ nội thất phòng trẻ em hay phòng trưng bày yêu cầu về bảng màu đa dạng.
– Có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt và không bị mối mọt, cong vênh.
– Trọng lượng gỗ nhẹ, dễ gia công lắp đặt nên nội thất gỗ MDF có giá thành không quá cao.
– Bề mặt rộng cho phép dễ dàng sản xuất được các sản phẩm có kích thước lớn như giường, tủ quần áo,…
Nhược điểm của gỗ MDF
– Có khả năng chịu nước không quá tốt ngoài dòng code gỗ lõi xanh chống ẩm.
– Trong gỗ có chứa một số thành phần hóa học có thể gây ảnh hưởng đến người dùng.
Trong so sánh gỗ MDF và MFC thì có thể thấy gỗ công nghiệp MFC (Melamine Faced Chipboard) hay còn được gọi là gỗ ván dăm phủ nhựa Melamine. Bởi loại gỗ này dược sản xuất xuất từ các loại gỗ ngắn ngày như: cao su, bạch đàn, keo,… và được băm nhỏ rồi trộn cùng keo công nghiệp để tạo thành tấm với các độ dày khác nhau ở áp suất và nhiệt độ cao sau đó được tráng thêm một lớp nhựa Melamine trên bề mặt để chống thấm và chống trầy xước.
Ưu điểm của gỗ MFC
– Gỗ MFC có độ bền tốt với tuổi thọ từ 10 – 15 năm,
– Gỗ có khả năng chịu nhiệt, chống cong vênh tốt và khắc phục được tình trạng mối mọt.
– Bề mặt phủ Melamine có màu sắc đa dạng và dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
– An toàn với người sử dụng và thân thiện với môi trường.
– Dễ dàng lắp đặt và vệ sinh lau chùi.
Nhược điểm của gỗ MFC
– Trừ dòng code MDF lõi xanh chống ẩm thì dòng gỗ này có khả năng chịu nước kém, dễ bị bung nở nếu tiếp xúc với nước thường xuyên.
– Bề mặt gỗ phủ Melamine nên không được chân thực như các loại gỗ khác.
– Độ dày tấm gỗ bị hạn chế và dễ bị mẻ cạnh trong thi công.
Để tiến hành so sánh gỗ MDF và gỗ MDF một cách khách quan và chính xác nhất thì chúng ta cần phải tiến hành so sánh phân biệt dựa trên các yếu tố khác nhau. Và dưới đây chính là một số bảng so sánh giữa hai loại gỗ này về cấu tạo, bề mặt, đặc tính và ứng dụng mà bạn có thể tham khảo:
Về cấu tạo thì gỗ MDF có được sản xuất bởi các vụn gỗ được nghiền nát tạo thành bột nhỏ được kết dính với nhau bằng keo và được tạo thành tấm ở nhiệt đội cao. Còn gỗ ván dăm MFC được sản xuất từ vác dăm gỗ băm nhỏ của cây gỗ ngắn ngày rồi trộn với chất kết dính để tạo thành tấm ở nhiệt độ và áp suất cao. Vì vậy mật độ gỗ của MDF thường sẽ cao hơn so với gỗ MFC.
Khi so sánh bề mặt gỗ thì loại code gỗ MFC có bề mặt thô ráp bởi được ép từ vụn gỗ và hạn chế hơn vì chỉ được phủ lên một lớp Melamine. Còn đối với gỗ MDF thì bề mặt của chúng mịn hơn, không bị mẻ cạnh và cho phép bạn có thể lựa chọn các loại lớp phủ công nghiệp đa dạng như: Acrylic, Laminate, Veneer và đón nhận được những ưu thế về mặt thẩ mỹ của các loại lớp phủ này. Ngoài ra thì gỗ MFC có độ dày gỗ cao hơn với độ dày từ 18 – 25mm còn độ dày của gỗ MDF thì chỉ dao động từ 5,5 – 17mm.
Đây là yếu tố được chú trọng hàng đầu trong so sánh gỗ MDF và MFC để đưa ra sự lựa chọn tối ưu nhất. Và dưới đây chính là bảng so sánh gỗ dựa trên một vài đặc tính quan trọng mà bạn có thể tham khảo:
Đặc tính | Gỗ MDF | Gỗ MFC |
Độ cứng | Có khả năng chịu lực thẳng đứng không tốt | Code gỗ có khả năng cứng chắc tốt |
Khả năng cách âm | Mật độ gỗ cao giúp khả năng cách âm tốt nên có thể sử dụng trong thi công cửa thông phòng | Mật độ gỗ thấp hơn nên khả năng cách âm kém hơn |
Quá trình gia công | Trọng lượng nhẹ, dễ dàng gia công – sơn ép trên mặt trang trí cùng cấu tạo từ bột gỗ mịn khiến quần áo không bị mẻ cạnh | Chất gỗ cấu tạo từ dăm gỗ nên rất dễ bị mẻ cạnh trong thi công và làm giả tính thẩm mỹ |
Tính thẩm mỹ | Chất gỗ có thể uốn tạo dáng cong nhẹ cũng như là bề mặt có thể sử dụng nhiều lớp phủ công nghê để mang đến tính thẩm mỹ đa dạng. | Chất gỗ không tạo được dáng công và với bề mặt Melamine cũng có rất nhiều mẫu mã đa dạng để bạn có thể thoải mái lựa chọn. |
Giá thành | Giá thành khá cao, nhất là dòng gỗ MDF phủ Acrylic có thể cao hơn rất nhiều dòng gỗ tự nhiên khác, | Giá thành của gỗ MFC thường thấp hơn so với MDF |
Ứng dụng | Thích hợp với các dòng nôi thất cao cấp như tủ bếp đẹp, giường, tủ,… và thi công các công trình lớn theo phong cách hiện đại. | Phù hợp với dòng nội thất bình dân và thi công nội thất văn phòng |
Như vậy, bài viết trên đây đã cùng mọi người đi sâu vào so sánh gỗ MDF và MFC một cách chi tiết và khách quan nhất. Mong rằng với những chia sẻ trên đây của Xưởng Nội Thất Hoàng Gia sẽ giúp ích cho bạn trogn việc đưa ra phương án lựa chọn tối ưu cho không gian nội thất của gia đình.
M. Nguyệt