Nội Dung Chính
Với không gian mặt tiền hạn chế thì các phương pháp tối ưu trong thiết kế ánh sáng nhà ống dưới đây chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Nhà ống được biết đến là một trong những kiến trúc nhà ở rất phổ biến ở nước ta, nhất là trong các khu vực thành phố, khu đô thị đông đúc. Trong đó thì các đặc trưng của loại hình nhà ở này phải kể đến như: không gian hạn chế, hẹp về chiều ngang và rộng về chiều sâu cũng như là hạn chế về ánh sáng và mặt thoáng. Chính vì vậy việc thiết kế nội thất sao cho đảm bảo được sự thoáng đãng, tiện nghi và sáng sủa chính là vấn đề khiến cho không ít gia chủ nhà ống đau đầu. Theo đó thì các phương pháp thiết kế ánh sáng nhà ống tối ưu dưới đây chính là gợi ý hoàn hảo dành cho bạn.
Phòng khách chính là tâm điểm để đón tiếp khách cũng như là không gian sinh hoạt chung của gia đình nên việc thiết kế ánh sáng cho không gian nơi đây là rất quan trọng. Và theo lời khuyên của các chuyên gia khi lấy ánh sáng cho nhà ống tầng 1 thì bạn việc bố trí thêm các hệ cửa kính hay giếng trời chính là giải pháp hoàn hảo để giúp bạn tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
Ngoài ra trong thiết kế phòng khách nhà ống đẹp thì bạn cũng đừng quên bài trí hệ thống đèn chiếu sáng để giúp đáp ứng công năng sử dụng cũng như là tạo hiệu ứng lung linh cho không gian. Ngoài ra thì việc khéo léo thiết kế hệ thống đèn với trần hay ốp tường nghệ thuật cũng là một ý tưởng thú vị để đưa ánh sáng vào nhà ống và tạo điểm nhấn sinh động cho không gian.
Trong thiết kế nội thất nhà phố hiện nay thì phòng ăn và bếp thường được thiết kế liền kề với phòng khách nhưng ở vị trí sâu hơn nên nhận được ít ánh sáng tự nhiên hơn. Theo đó trong thiết kế ánh sáng nhà ống cho khu vực này cũng rất quan trọng để đảm bảo cho nâng cao cảm hứng nấu nướng cho các chị em cũng như là giúp bữa cơm thêm phần ngon miệng. Và trong trường hợp này thì đòi hỏi bạn cần phải đảm bảo bài trí hệ thống đèn phù hợp để đảm bảo cho nhà ống ngập tràn ánh sáng.
Theo đó thì trong thiết kế ánh sáng cho nhà bếp thì bạn bố trí ánh sáng tại từng mảng nhỏ trong các khu vực chức năng để thuận tiện cho việc nội trợ. Còn khi bài trí ánh sáng cho khu vực bàn ăn thì bạn có thể lựa chọn những loại bóng đèn thả với ánh sáng vàng ấm cúng để tạo sự hứng thú và cảm giác dễ chịu cho các thành viên.
Trong thiết kế ánh sáng nhà ống thì các phòng ngủ nằm ở phía mặt tiền thì thường sẽ đón nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên và các phòng ngủ phía trong thì ngược lại. Tuy nhiên thì không gian nơi đây không giống như phòng khách, bếp cần đặt một hệ thống ánh sáng mà chỉ cần một hệ đèn trần là đủ. Ngoài ra thì phòng ngủ thuộc tính âm nên nếu thiết kế hệ cửa kính rộng thì đừng quên bài trí thêm rèm cửa để dễ dàng điều chỉnh ánh sáng.
Và đây là không gian nghỉ ngơi nên khi lắp đặt đèn chiếu sáng thì bạn nên chọn loại có công suất thấp và ánh sáng êm dịu để giảm độ chói và mang đến cảm giác dễ chịu. Bên cạnh đó thì để tăng thêm sự thư thái và lãng mạn cho không gian thì bạn có thể lựa chọn thêm một số đèn nghệ thuật có chao đèn với ánh sáng dịu nhẹ.
Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ với mọi người một số phương pháp thiết kế ánh sáng nhà ống tối ưu đầy đơn giản. Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho mọi người trong việc lên ý tưởng thiết kế hoàn hảo nhất cho không gian sống của gia đình.
Bài viết liên quan: https://xuongnoithathoanggia.vn/tin-tuc/bat-mi-cach-bai-tri-anh-sang-trong-thiet-ke-noi-that-dep-an-tuong/