Chống thấm chính là một công đoạn rất quan trọng trong xây dựng nhà ở nhưng không phải ai cũng biết chọn vật liệu chống thấm tốt nhất hiện nay.

vật liệu chống thấm

Với đặc trưng về thời tiết nóng ẩm thì các công trình xây dựng ở nước ta luôn phải đối mặt với tình trạng ẩm mốc gây ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan bên ngoài, tính thẩm mỹ của thiết kế nội thất cũng như là sức khỏe của gia đình. Chính vì vậy chống thấm tường hiện là một công đoạn rất quan trọng trong xây dựng nhà ở để bảo vệ công trình. Tuy nhiên thì đứng trước tình trạng này thì một vấn đề đặt ra hiện nay là đâu là vật liệu chống thấm tốt nhất hiện nay? Vậy hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

1, Nên sử dụng vật liệu chống thấm nào là tốt nhất

vật liệu chống thấm

Hiện nay trên thị trường  có rất nhiều vật liệu chống thấm đa dạng với các đặc tính khác nhau và tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi người mà chọn được loại vật liệu phù hợp. Và dưới đây chính là một số vật liệu phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

Các loại màng chống thấm

Thực tế hiện nay có rất nhiều loại màng chống thấm đa dạng như: màng khò nóng, màng dán lạnh,… với các xuất xứ và thương hiệu khác nhau. Trong đó thì nhìn chung thì ưu điểm của dòng vật liệu chống thấm này chính là khả năng chống thấm rất tốt cùng độ bền cao. Đặc biệt là dòng vật liệu này mang đến hiệu quả cao nhất trong quá trình xử lý chống thấm mái bê tông cùng sàn bê tông. Và trong quá trình thì sử dụng thì các loại màng chống thấm phải thi công cùng với công trình.

Các loại vật liệu phun hoặc quét để tạo màng

Đây là những loại vật liệu giúp chống thấm tồn tại ở dạng lỏng, hơi ẩm và khá trơ với các tạp chất hóa học. Theo đó thì ưu điểm của vật liệu này là rất dễ thi công, trong quá trình sử dụng có thể phun hoặc quét trực tiếp lên bề mặt. Và sau khi khô thì lớp vật liệu này đã tạo nên một lớp màng giúp bảo vệ tường cũng như là hạn chế thấm hút nước.

Các loại vật liệu phun hoặc quét thẩm thấu vào gốc xi măng

Loại vật liệu này có tác dụng chống thấm rất cao cũng như là giúp lấp đầy những khe nứt trên tường bê tông. Theo đó trong quá trình sử dụng thì bạn chỉ cần trộn lẫn các thành phần với nhau theo một tỷ lệ nhất định là có thể thi công một cách dễ dàng. Tuy nhiên thì dòng vật liệu chống thấm này chỉ nên sử dụng ở những hạng mục ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tăng độ bền cho vật liệu.

Các loại vật liệu phụ gia trộn cùng xi măng và vữa

Đối với những chất có khả năng chống thấm có sẵn trong các loại chất phụ gia này khi được trộn với xi măng và vữa sẽ có tác dụng tăng độ kết dính cũng như là có khả năng chống thấm. Theo đó thì các vật liệu này rất được yêu thíc và sử dụng trong rất nhiều hạng mục như: sàn gạch phòng tắm, nhà vệ sinh; bể bơi; các kết cấu ngầm luôn tiếp xúc với nước; chống thấm sàn bê tông, chống thấm sàn bê tông cho tầng hầm,…

2, Hướng dẫn thi công vật liệu chống thấm tốt nhất hiện nay

vật liệu chống thấm

Vệ sinh bề mặt

Trước khi bắt tay vào thi công vật liệu chống thấm thì điều đầu tiên là bạn cần phải làm sạch các mảng bám trên bề mặt và vị trí thi công. Ngoài ra thì mọi người cũng cần phải đảm bảo bề mặt bê tông được ngâm đủ bão hòa với nước trước khi bắt đầu thi công.

Hướng dẫn thi công cho từng hạng mục

– Xử lý chống thấm đối với ống xuyên sàn

Đầu tiên là sử dụng băng trương cuốn quanh ống xuyên sàn và khớp mí nối cẩn thận kín quanh cổ ống rồi trét vữa đổ bù không co ngót độ đầy vị trí hổng cổ ống. Sau đó thì tô phủ lớp vữa chống thấm lên bề mặt bê tông 02 lớp, mỗi lớp dày khoảng 2mm và lớp thứ 2 được làm ngay sau lớp thứ nhất khô. Và sau khi lớp vữa chống thấm ráo mặt thì tiến hành phủ nhẹ lớp vữa xi măng + cát dày khoảng 10mm.

– Đối với vách bê tông

Thi công phủ 2 lớp vữa chống thấm lên bề mặt và mỗi lớp dày khoảng 2mm như trên và chờ lớp vữa chống thấm vừa ráo mặt thì phủ nhẹ nhàng lên một lớp vữa xi măng cùng cát dày khoảng 10mm.

– Đối với sàn bê tông

Thi công vật liệu chống thấm đối với sàn bê tông cũng giống như vách bê tông là gồm 2 lớp dày 2mm và một lớp bảo vệ dày khoảng 10mm. Tuy nhiên trong quá trình thi công thì bạn nên làm giật lùi để tránh giẫm lên bề mặt còn ướt.

– Đối với mạch ngừng tiếp giáp giữa tường và sàn

Dùng một lớp vật liệu có khả năng chống thấm dành riêng cho vị trí này rồi gập vuông góc lưới thủy tinh cao 20cm và phủ khắp mặt sàn. Sau đó dùng chổi quét thêm hai lớp chống thấm chuyên biệt, lớp thứ 2 được làm ngay sau lớp thứ nhất khô và  phủ thêm một lớp bảo vệ thật nhão dày 10mm. Và trong quá trình thi công cũng là thi công giật lùi.

Lưu ý

Đối với các hạng mục trong nhà thì có thể sử dụng lớp vữa bảo vệ nhão dày từ 3 – 10mm tùy theo sau khi thi công chống thấm. Và yêu cầu sau khoảng 12 giờ thì cần bảo dưỡng bằng nước và nên cán vữa hoàn thiện trong vòng từ 1 – 5 ngày sau đó.

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đây đã cùng mọi người tìm hiểu về các vật liệu chống thấm tốt nhất hiện nay. Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho mọi người khi lên kế hoạch chống thấm cho tổ ấm của mình.

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm chống thấm tường hiệu quả

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cây xoan: Tổng hợp thông tin về đặc điểm và tác dụng

Cây xoan: Tổng hợp thông tin về đặc điểm và tác dụng

Cây xoan chắc chắn là loại cây rất quen thuộc bởi chúng thường được trồng…

Gỗ gù hương là gì: Đặc điểm, cách nhận biết và công dụng

Gỗ gù hương là gì: Đặc điểm, cách nhận biết và công dụng

Gỗ gù hương chính là một trong những loại gỗ quý hiếm bậc nhất hiện…

Tìm hiểu về gỗ cẩm vàng: Tổng hợp thông tin chi tiết

Tìm hiểu về gỗ cẩm vàng: Tổng hợp thông tin chi tiết

Gỗ cẩm vàng được biết đến là tên gọi chung của các loại gỗ cẩm…

Gỗ thông là gì? Nội thất gỗ thông có tốt không?

Gỗ thông là gì? Nội thất gỗ thông có tốt không?

Gỗ thông là một loại cây gỗ phát triển mạnh ở vùng khí hậu ôn…

Tư vấn so sánh gỗ sồi và gỗ tần bì

Tư vấn so sánh gỗ sồi và gỗ tần bì

Cùng với việc đi sâu vào tìm hiểu và so sánh gỗ sồi và gỗ…

Tư vấn so sánh gỗ MDF và MFC

Tư vấn so sánh gỗ MDF và MFC

Cùng với việc đi sâu vào so sánh gỗ MDF và MFC sẽ giúp bạn…

Hotline: 0981 325 888